Các loại chứng chỉ hiện đang được các doanh nghiệp ưa chuộng và trả mức lương hậu hĩnh nhất trong năm nay.
Trong những năm gần đây vấn đề nổi cộm trong nhu cầu nhân sự của các doanh nghiệp là nhu cầu có được những người thực sự có chuyên môn cao và được sự xác nhận của các tổ chức uy tín.
Việc chiêu hiền đãi sỹ của các doanh nghiệp nhiều khi gặp không ít khó khăn và nhiều lúc không khỏi băn khoăn với sự xuất hiện ngày một nhiều các chứng chỉ chuyên môn.
Sự xuất hiện của các hệ thống đánh giá chứng chỉ và nhân sự đang nắm giữ các loại chứng chỉ đã giúp các doanh nghiệp rất nhiều trong việc lựa chọn nhân sự phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.
Đồng thời với việc đó, số lượng nhân sự nắm giữ các loại chứng chỉ có thứ hạng cao này ngày một tăng lên nhiều hơn. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có chứng chỉ chuyên môn sẽ được trả lương và được săn đón hơn so với những người không có chứng chỉ chuyên môn đó.
Để có cái nhìn cụ thể hơn, chúng ta hãy cùng đi sâu hơn vào những con số cụ thể của 7 loại chứng chỉ hiện đang được các doanh nghiệp ưa chuộng và trả mức lương hậu hĩnh nhất trong năm nay (2012 ).
Mức lương trung bình được tính toán sau khi so sánh mức lương bình quân phân loại theo chứng chỉ của các công việc phổ biến trên hai công cụ tìm kiếm lương và công việc là simplyhired.com và payscale.com
1. Chứng chỉ PMP – Mức lương bình quân 111.000 USD/năm
Chứng chỉ quản lý dự án chuyên nghiệp ( PMP - Project Management Professional ) là chứng chỉ được xếp hạng cao nhất trong lĩnh vực quản lý dự án. Chứng chỉ mà ai cũng khao khát này được cấp bởi Viện Quản Lý Dự Án (PMI – pmi.org ).
Dựa trên số liệu nghiên cứu trên tất cả các quốc gia, PMP là chứng chỉ hiện là chứng chỉ được hưởng mức lương cao nhất hiện tại. Mức lương bình quân cho người có PMP ở Mỹ là 109.000 USD. Bên cạnh đó, trên phạm vi toàn cầu thì tất cả nhân sự có chứng chỉ PMP đều được hưởng lương cao hơn những người không có chứng chỉ chuyên môn này.
Tiêu chí để thi PMP được xem xét trên cả lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý dự án, người đạt được chứng chỉ này chứng tỏ kiến thức và trình độ cả trên lý thuyết và thực tiễn của một chuyên gia thực sự về quản lý dự án. Hiện nay nhu cầu về chứng chỉ PMP của Việt Nam đang tăng lên đáng kể theo trào lưu thành lập phòng ( bộ phận ) PMO của các ngân hàng lớn gần đây như Vietinbank là một ví dụ điển hình.
2. Chứng chỉ CISSP – Mức lương bình quân: 110.000 USD/năm
CISSP (Certified Information Systems Security Professional ) là các chứng chỉ cho các chuyên gia bảo mật làm việc trong lĩnh vực bảo mật thông tin. Đây là chứng nhận khả năng bảo mật độc lập được chi phối bởi tổ chức hệ thống bảo mật thông tin quốc tế ISC 2.
Chứng chỉ CISSP đã và đang nổi lên như một tiêu chuẩn cho các chuyên gia bảo mật.Chứng chỉ này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại hồ sơ tuyển dụng tại các tổ chức, công ty lớn.
Bên cạnh đó các chuyên gia sở hữu chứng chỉ CISSP luôn được nhận mức lương cao hơn nhiều so với đồng nghiệp không có chứng chỉ này; mức lương trung bình cho một CISSP là 110.000 USD/năm.
3. Chứng chỉ ITIL Foundation – Mức lương bình quân 97.000 USD/năm
Một chứng chỉ nằm trong top đầu các chứng chỉ được trả lương cao nhất hiện nay là chứng chỉ ITIL 2011 Foundation.IT Infrastructure Library (ITIL) là phương pháp được chấp nhận rộng rãi nhất để quản lý dịch vụ CNTT trên toàn cầu.
Chứng chỉ ITIL Foundation cho thấy khả năng cung cấp dịch vụ theo kết hoạch, tổ chức và chung cấp nhằm đảm bảo giá trị kinh doanh cốt lõi cho các tổ chức.
Bên cạnh đó, mức lương bình quân cho các chuyên gia đã đạt chứng nhận ITIL là 97.000 USD/năm
4. Chứng chỉ CCNP – Mức lương bình quân 90.000 USD/năm
Cisco Certified Network Professional (CCNP) là chứng chỉ cấp chuyên gia được cấp bởi CISCO.Chứng chỉ xác nhận khả năng chuyên nghiệp trong lập kế hoạch, cấu hình và khắc phục sự những cố phức tạpcủa các thiết bị định tuyến (routers) và hệ thống chuyển mạch mạng (switched networks).
Chứng chỉ CCNP bao gồm 3 lĩnh vực riêng biệt là Routing, Switching, Troubleshooting (Khắc phục sự cố); tương ứng với mỗi lĩnh vực là các chương trình giảng dạy và kỳ thi riêng biệt. Theo nghiên cứu thì CCNP cũng là chứng chỉ nhận được mức lương cao vào hàng top đầu trong năm 2012 với mức lương trung bình của một CCNP là 90.000 USD trên toàn cầu.
5. Chứng chỉ MCITP – Mức lương bình quân 84.000 USD/năm
Một chứng chỉ được trả lương hậu hĩnh trong năm 2012 nữa là chứng chỉ MCITP.Chứng chỉ MCITP (Microsoft Certified Information Technology Professional) của Microsoft Technologies là một trong những chứng chỉ được các nhà tuyển dụng yêu cầu rất nhiều.Để có chứng chỉ này, trước hết các ứng viên phải có chứng chỉ Microsoft Certified Technology Specialist (MCTS), và phần thưởng cho những ứng viên xuất sắc vượt qua cả hai kỳ thi là mức lương bình quân mỗi MCITP nhận về là 84.000 USD.
Ngoài ra để đạt được chứng chỉ này, các chuyên gia MCITP cũng đã phải trải qua rất nhiều công việc trong thực tế liên quan,chính điều này cũng hỗ trợ họ rất nhiều trong việc phát triển cơ hội nghề nghiệp, và mở ra con đường đến nhanh hơn tới các công nghệ khác của Microsoft.
6. Chứng chỉ CCNA – Mức lương bình quân 82.000 USD/năm
Cisco Certified Network Associate (CCNA) là một trong những chứng chỉ được trả lương hậu hĩnh nhất năm 2012. Chứng chỉ uy tín này được CISCO xác nhận khả năng quản lý và xử lý sự cố mạng chuyên nghiệp trên hệ điều windows.
Mỗi CCNA kiếm được khoảng 82.000 USD mỗi năm đồng thời có rất nhiều lợi ích khác khi nắm giữ chứng chỉ này.
7. Chứng chỉ MCTS – Mức lương bình quân 79.000 USD/năm
Chứng chỉ MCTS(Microsoft Certified Technology Specialist) là một trong những chứng chỉ phổ biến nhất được cấp bởi Microsoft Technologies. Cũng vì thế yêu cầu có chứng chỉ này xuất hiện hầu hết ở các vị trí chuyên gia IT (IT professionals ) hay các nhà phát triển (Developers) của các nhà tuyển dụng. Mức lương trung bình của những chuyên gia nắm MCTS này là 79.000 USD/năm.
Ngoài ra có chứng chỉ MCTS còn mở ra con đường mới và triển vọng phát triển công nghiệp đầy tiềm năng, điều này làm cho MCTS không chỉ dừng lại ở việc đơn thuần chỉ là một chứng chỉ.
Theo Đặng Ngọc Hòa/ TTVN
0 comments:
Post a Comment