Khi bắt tay vào một công việc bất kỳ, hoặc đơn giản nhất là viết một kế hoạch gửi lên cho cấp trên, hẳn chúng ta sẽ chuẩn bị cho mình một nội dung. Tuy nhiên, nếu không có tư duy logic thì chắc chắn sẽ làm bài viết "vướn víu vấp váp", không biết "đi đâu về đâu". Để khắc phục điều này, chúng ta có thể sử dụng phương pháp "phản chứng", bằng cách, đặt các câu hỏi.
Phương pháp này tập trung vào các câu hỏi:
What? (Cái gì?)
Where? (Ở đâu?)
When? (Khi nào?)
Why? (Tại sao?)
Who? (Ai?)
How? (Như thế nào?)
(5W = What + Where + When + Why + Who; 1H = How)
Như vậy, khi trình bày một bài viết, lớn hơn là một đề tài, lớn hơn nữa là một dự án, chúng ta sẽ lần lượt giải quyết các vấn đề/câu hỏi như sau:
1/ What? (Cái gì?)
- Cái đó là gì?
- Vấn đề đó là gì?
- Nó đề cập đến vấn đề gì?
- Chúng ta viết gì gửi cho cấp trên?
- Viết xong bài viết này, bài gì sẽ gửi tiếp theo? (What else)
...
2/ Where? (Ở đâu?)
- Sự kiện được xảy ra ở đâu?
- Vấn đề đó thuộc lĩnh vực nào?
...
3/ When? (Khi nào?)
- Sự kiện này xảy ra khi nào?
- Khi nào thì sự kiện này kết thúc?
- Khi nào thì kế hoạch của mình được duyệt?
- Cuộc thi được tổ chức thời gian nào thì được nhiều người quan tâm nhất?
...
4/ Why? (Tại sao?)
- Tại sao sự kiện này xảy ra?
- Tại sao phải nghiên cứu vấn đề này?
...
5/ Who? (Ai?)
- Cuộc thi này tổ chức cho ai?
- Ai làm trưởng Ban Tổ Chức?
- Ai sẽ quan tâm đến lĩnh vực của mình?
...
6/ How? (Như thế nào?)
- Sự kiện xảy ra như thế nào?
- Công việc đó sẽ như thế nào?
- Kinh phí để tổ chức sự kiện đó như thế nào? (How much)
...
Vậy đấy, phương pháp 5W1H xem ra rất đơn giản, dễ nhớ dễ áp dụng. Có thể giúp chúng ta hệ thống hoá, tiên liệu sự việc hoặc "lèo lái" tư duy đôi lúc "rời rạc" trở lại thành "logic". Nhớ nhé! hãy bỏ túi cụm từ 5W1H, có ngày, sẽ là bửu bối!?
0 comments:
Post a Comment