Nguồn gốc tên gọi
Hải đường, còn gọi là Cây Táo tây (danh pháp khoa học: Malus), là một chi của khoảng 30-35 loài các loài cây thân gỗ hay cây bụi nhỏ lá sớm rụng trong họ Hoa hồng (Rosaceae), bao gồm trong đó nhiều loài hải đường và một loài được biết đến nhiều là táo tây (Malus domestica, có nguồn gốc từ Malus sieversii). Một số loài khác được biết đến dưới các tên gọi như "táo dại", "táo tây dại" v.v, các tên gọi này có nguồn gốc từ quả nhỏ và chua, không ngon của chúng. Chi này có nguồn gốc ở khu vực ôn đới của Bắc bán cầu, tại châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ.
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng) Eudicots
Bộ (ordo): Rosales
Họ (familia): Rosaceae
Phân họ (subfamilia): Maloideae
Chi (genus): Malus
Tourn. cũ L.
Ý nghĩa - Biểu trưng
Hoa Hải Đường - Biểu trưng: Chúng ta hăy giữ t́nh bạn thân thiết
Không mang một vẻ đẹp thật sự rực rỡ nhưng những bông hoa Hải Đường luôn mang lại sự ấm áp, vui tươi cho người thưởng thức bởi sắc hồng đỏ đặc biệt. Hải Đường nở hoa vào mùa xuân, nghĩa là khi cái lạnh của mùa đông đã đi qua và tiết trời bắt đầu ấm áp trở lại. Hải Đường là lòai tượng trưng cho tình bạn thân thiết gắn bó keo sơn
Trong phong thủy, Hải đường tươi đẹp, khí cao quý tỏa khắp nhà,chủ về sự phú quý và hòa thuận.
Đặc điểm
Các loài cây trong chi này nói chung là loại cây nhỏ, thông thường cao 4-12 m khi trưởng thành, với nhiều cành nhỏ. Lá đơn, dài từ 3-10 cm, mọc so le, với mép lá có khía răng cưa. Hoa mọc thành dạng ngù hoa và có 5 cánh, có màu từ trắng, hồng tới đỏ, và là hoa lưỡng tính, với các nhị hoa (thường có màu đỏ) sản sinh ra nhiều phấn hoa và nhụy hoa ở bên dưới. Chúng ra hoa vào mùa xuân khoảng 50-80 ngày sau những ngày có nhiệt độ trung bình trong ngày là 10 °C. Các loài này đòi hỏi có sự thụ phấn chéo giữa các cây nhờ côn trùng (chủ yếu là ong); và tự bản thân chúng là vô sinh (không thể tự thụ phấn), do đó sự có mặt của côn trùng là yếu tố cơ bản. Ong mật là loài có hiệu quả nhất trong việc thụ phấn cho các loài cây này. Các loài trong chi Malus, bao gồm cả táo tây, rất dễ dàng lai ghép với nhau. Chúng cũng bị ấu trùng của một số loài thuộc bộ Lepidoptera phá hại - xem thêm Danh sách các loài cánh vẩy phá hại chi Hải đường.
Quả của chúng có dạng hình cầu, dao động về kích thước với đường kính từ 1-4 cm ở phần lớn các loài hoang dại, tới 6 cm ở M. pumila, 8 cm ở M. sieversii và thậm chí lớn hơn ở các loại táo được con người gieo trồng. Ở trung tâm của quả có 5 lá noãn sắp xếp giống hình ngôi sao, mỗi lá noãn chứa 1-2 (ít khi 3) hạt.
Một loài, Malus trilobata có nguồn gốc từ vùng Tây Nam Á, có lá có từ 3-7 thùy (bề ngoài tương tự như lá thích) và với một số khác biệt cấu trúc trong quả; nó thông thường được xếp vào một chi riêng, với tên gọi Eriolobus trilobatus.
Giống - Loài
* M. angustifolia - táo tây dại miền nam
* M. baccata - táo dại Siberi, sơn kinh tử
* M. bracteata
* M. brevipes
* M. coronaria - táo dại quả ngọt
* M. domestica - táo tây
* M. florentina
* M. floribunda - táo dại Nhật Bản
* M. formosana
* M. fusca - táo dại Oregon
* M. glabrata
* M. glaucescens
* M. halliana - hải đường tơ rủ
* M. honanensis - hải đường Hà Nam
* M. hupehensis - hải đường Hồ Bắc
* M. ioensis - táo dại đồng cỏ
* M. kansuensis - hải đường Lũng Đông
* M. lancifolia
* M. prattii - hải đường Tây Thục
* M. prunifolia - thu
* M. pumila - tần bà, mắt phượng
* M. rockii - sơn kinh tử Lệ Giang
* M. sargentii
* M. sieboldii- hải đường ba lá
* M. sieversii - táo dại Tân Cương
* M. sikkimensis - hải đường Xích Kim
* M. spectabilis - hải đường
* M. sublobata
* M. sylvestris - táo dại châu Âu
* M. toringoides- hải đường lá rung
* M. transitoria - hải đường lá hoa
* M. trilobata
* M. tschonoskii
* M. yunnanensis - hải đường Vân Nam
Giá trị kinh tế - Thương mại
Đối với Malus domestica, xem bài Táo tây. Quả của các loài khác không có giá trị thương mại lớn, chủ yếu là do chúng có vị quá chua hay ruột giống như gỗ (ở một số loài), và do vậy ít được dùng để ăn. Tuy nhiên, nếu quả táo tây dại được ép, sau đó được lọc cẩn thận, trộn nước thu được với một lượng đường tương đương và sau đó nấu lên thì nước quả này có thể làm thành một loại thạch táo tây có màu đỏ ruby khá ngon. Một lượng nhỏ táo tây dại trong rượu táo làm cho loại đồ uống này có hương vị hấp dẫn hơn.
Các loại hải đường, táo tây dại được trồng nhiều làm cây cảnh, chủ yếu là do có hoa hay quả đẹp, với nhiều giống được chọn lọc vì khả năng chống chịu sâu bệnh hay vì các phẩm chất nêu trên.
Một giỏ táo tây vỏ đỏ.
Một số loài táo dại được dùng làm các thân gốc cho các giống táo tây được con người trồng để bổ sung thêm các đặc trưng có ích. Ví dụ, thân gốc của cây táo dại Siberi thường được dùng để tăng khả năng chịu lạnh cho các giống táo tây trồng tại các khu vực lạnh giá phương bắc.
Chúng cũng được dùng trong vai trò của cây thụ phấn nhân tạo cho táo tây. Rất nhiều chủng loại táo tây dại được chọn sao cho chúng nở hoa cùng thời gian với táo tây trồng trong khu vườn, và các cây táo dại được trồng cứ sau mỗi 5-6 cây táo tây, hoặc các cành táo dại được ghép trên một số cây táo tây. Trong các trường hợp khẩn cấp thì các chậu táo dại đang ra hoa cũng được đặt gần các tổ ong trong vai trò của cây thụ phấn nhân tạo cho táo tây.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Hải đường/ Cây Táo tây
Nguồn: Tác giả Đức Nhiệm (VNHS) congtycayxanh.com
Một chậu hải đường cao từ 1,5cm đến 2m, tán cây có đường kính 0,7 đến 1m vào ngày Tết có giá trị từ 1,5 đến 2 triệu đồng.Cây hải đường thuộc loại chè (Theaceae), có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam từ lâu đời, được trồng làm hoa cây cảnh. Hải đường là một cây thân gỗ sống lâu năm, hoa quý ngang với trà và đỗ quyên. Vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, Hải đường thường ra hoa rộ từ đầu tháng chạp đến hết tháng Giêng Âm lịch. Qua quá trình ươm trồng, chăm sóc cây hải đường, chúng tôi mạnh dạn trao đổi một vài kinh nghiệm cùng các bạn đam mê cây hoa quý hiếm này.
1. Thu lượm quả là ủ hạt kích thích mọc mầm
Quả hải đường thường thu từ tháng 9 tháng 10 âm lịch. Thu hái quả già hạt mẩy (mỗi quả từ 2 đến 4 hạt). Sau khi tách lấy hạt, ta nên phơi vài nắng nhẹ để kích thích hạt dễ mọc mầm.
Dùng cát đen (hay còn gọi là cát xây) thật sạch, cứ 3 phần cát, trộn với 1 phần hạt hải đường. Trộn đều cát và hạt hải đường cho vào chậu (đáy chậu phải có lỗ thoát nước). Dàn đều, dày từ 10 đến 15cm. Để chậu vào nơi mát mẻ, tránh mưa nắng và sương muối. Hàng ngày dùng bơm tưới ẩm. Sau một tháng thì hạt bắt đầu mọc mầm. Hạt nảy mầm đến đâu, ta nhặt những hạt đó đem ươm tiếp.
2. Cho hạt vào bầu đất hoặc túi P.E để ươm
Làm bầu đất: Dùng bùn phù sa trộn với rơm sạch. Cứ 60% bùn phù sa trộn với 40% rơm. Trộn thật dẻo, dùng hỗn hợp này, khoanh lại bằng nắm tay. Ở giữa làm trũng một lỗ bằng quả trứng sau đó chọc lỗ cho hạt đã mọc mầm để bầu đất xếp xít nhau. Bên trên có lưới đen che mưa nắng và sương muối.
Làm bầu bằng túi P.E: Dùng tui P.E có đường kính từ 7 – 10cm dài 15cm cắt góc đáy túi cho thoát nước. Dùng phân ủ, trấu mục và đất bột tỷ lệ 50:50 phủ một lớp đất mỏng, cũng xếp những bầu này vào góc sân hay góc vườn để ươm. Bên trên có lưới đen che mưa nắng, cứ 1 tháng 2 lần dùng nước ốc ngâm hoặc nước bể phốt hố xí tự hoại pha loãng hoà với 3 – 4 phần nước lã, tưới đủ ẩm.
Sau 3 đến 6 tháng, cây cao từ 15 đến 20cm ta tiếp tục ra hàng hay còn gọi là ra ngôi
Đất trồng là đất phải được phơi khô nỏ, sào sới nhiều lần. Tốt nhất là đất ở ruộng lúa là lý tưởng nhất. Làm đất tơi nhỏ, lên luống theo hướng Nam Bắc, rộng 1m20. Khi ra ngôi, nếu cây trong bầu bằng túi P.E thì khi trồng phải xé, bỏ túi. Nếu bầu bằng đất rơm trộn bùn thì cứ nguyên bầu để trồng. Lúc đầu khoảng cách 30 × 30. Một luống trồng 3 hàng. Đất trồng nên dùng phân NPK 16 – 16 – 5 hoặc 10 – 10 – 3, mỗi mét vuông từ 300gr đến 0,5kg. Trộn thật đều trước khi trồng. Hải đường ưa ánh sáng tán xạ nên phải có mái che. Từ lúc trồng đến khi cây cao 0,8m đến 1m, cứ một tháng cho bón phân một lần. Dùng nước ốc ngâm hay nước bể phốt, pha loãng với 3 đến 4 phần nước lã tưới đều. 18 tháng sau thì có hoa, và sau 2 năm, Hải đường sẽ đem bán được. Cây to phải sau 3 – 4 năm mới có nhiều hoa đẹp.
Hải đường thường có rệp làm phồng lá, từ tháng 4 đến tháng 7 hay có loài sau này. Dùng thuốc trừ sâu regan phun kép 2 lần (lần sau cách lần trước từ 4 đến 5 ngày) để diệt sâu.
Trên đây là một số kinh nghiệm và công việc đã làm. Xin cung cấp để các bạn tham khảo.
Sâu bệnh trên cây Hải đường
Bệnh tuyến trùng trên cây hải đường
Nguồn: www.baodantoc.vn
Triệu chứng nhổ cây lên ta thấy trên rễ có rất nhiều u nhỏ hoặc rời rạc , kích thước khác nhau 1-10mm .Lúc đầu nhẵn về sau thô sần mà ta có thể nhầm là nốt sần .Giải phẫu u ra , ta thấy có nhiều hạt nhỏ hình quả lê màu tr , đó là tuyến trùng cái .Do tuyến trùng hút dinh dưỡng của cây nên ảnh hưởng đến sinh trưởng và làm cây bị chết khô
Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học
Bệnh tuyến trùng hại rễ cây hải đường tên là (Meloidogyne incognita Chitwood.) thuộic lớp tuyến trùng , bộ dao đệm .Tuyến trùng đực và cái khác nhau .Con cái hình quả lê , kích thước 0,4-1,3mm ; thân rộng 0,3-0,8mm; âm hộ và lỗ hậu môn đối xứng với cổ , trứng hình bầu dục màu vàng sẫm
>Con đực hình sợi đầu nhọn kích thước 1,2-1,9x0,03-0,06mm .Tuyến trùng qua đông trong rễ cây và đất bằng trứng hoặc sâu non trong trứng hoặc tuyến trùng đực .Khi nhiệt độ C là thời kì sinh sôi nảy nở của tuyến trùng , hình thành rất nhiều u bứu rễ .
Biện pháp phòng trừ :
-Khi giâm hom chọn đất không có tuyến trùng
-Đất cần được phơi ải để diệt tuyến trùng
-Dùng thuốc khử trùng đất .Phương pháp như sau : đào huyệt hoặc rãnh đất chậu , mỗi chậu nhỏ 5-10 giọt dung dịch DD (ViddemD) sau đó lấp đất lại để xông hơi sau nửa tháng đem trồng , hoặc dùng Nemagon 0,1% mỗi chậu dùng 10-15ml.
Hải đường, còn gọi là Cây Táo tây (danh pháp khoa học: Malus), là một chi của khoảng 30-35 loài các loài cây thân gỗ hay cây bụi nhỏ lá sớm rụng trong họ Hoa hồng (Rosaceae), bao gồm trong đó nhiều loài hải đường và một loài được biết đến nhiều là táo tây (Malus domestica, có nguồn gốc từ Malus sieversii). Một số loài khác được biết đến dưới các tên gọi như "táo dại", "táo tây dại" v.v, các tên gọi này có nguồn gốc từ quả nhỏ và chua, không ngon của chúng. Chi này có nguồn gốc ở khu vực ôn đới của Bắc bán cầu, tại châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ.
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng) Eudicots
Bộ (ordo): Rosales
Họ (familia): Rosaceae
Phân họ (subfamilia): Maloideae
Chi (genus): Malus
Tourn. cũ L.
Ý nghĩa - Biểu trưng
Hoa Hải Đường - Biểu trưng: Chúng ta hăy giữ t́nh bạn thân thiết
Không mang một vẻ đẹp thật sự rực rỡ nhưng những bông hoa Hải Đường luôn mang lại sự ấm áp, vui tươi cho người thưởng thức bởi sắc hồng đỏ đặc biệt. Hải Đường nở hoa vào mùa xuân, nghĩa là khi cái lạnh của mùa đông đã đi qua và tiết trời bắt đầu ấm áp trở lại. Hải Đường là lòai tượng trưng cho tình bạn thân thiết gắn bó keo sơn
Trong phong thủy, Hải đường tươi đẹp, khí cao quý tỏa khắp nhà,chủ về sự phú quý và hòa thuận.
Đặc điểm
Các loài cây trong chi này nói chung là loại cây nhỏ, thông thường cao 4-12 m khi trưởng thành, với nhiều cành nhỏ. Lá đơn, dài từ 3-10 cm, mọc so le, với mép lá có khía răng cưa. Hoa mọc thành dạng ngù hoa và có 5 cánh, có màu từ trắng, hồng tới đỏ, và là hoa lưỡng tính, với các nhị hoa (thường có màu đỏ) sản sinh ra nhiều phấn hoa và nhụy hoa ở bên dưới. Chúng ra hoa vào mùa xuân khoảng 50-80 ngày sau những ngày có nhiệt độ trung bình trong ngày là 10 °C. Các loài này đòi hỏi có sự thụ phấn chéo giữa các cây nhờ côn trùng (chủ yếu là ong); và tự bản thân chúng là vô sinh (không thể tự thụ phấn), do đó sự có mặt của côn trùng là yếu tố cơ bản. Ong mật là loài có hiệu quả nhất trong việc thụ phấn cho các loài cây này. Các loài trong chi Malus, bao gồm cả táo tây, rất dễ dàng lai ghép với nhau. Chúng cũng bị ấu trùng của một số loài thuộc bộ Lepidoptera phá hại - xem thêm Danh sách các loài cánh vẩy phá hại chi Hải đường.
Quả của chúng có dạng hình cầu, dao động về kích thước với đường kính từ 1-4 cm ở phần lớn các loài hoang dại, tới 6 cm ở M. pumila, 8 cm ở M. sieversii và thậm chí lớn hơn ở các loại táo được con người gieo trồng. Ở trung tâm của quả có 5 lá noãn sắp xếp giống hình ngôi sao, mỗi lá noãn chứa 1-2 (ít khi 3) hạt.
Một loài, Malus trilobata có nguồn gốc từ vùng Tây Nam Á, có lá có từ 3-7 thùy (bề ngoài tương tự như lá thích) và với một số khác biệt cấu trúc trong quả; nó thông thường được xếp vào một chi riêng, với tên gọi Eriolobus trilobatus.
Giống - Loài
* M. angustifolia - táo tây dại miền nam
* M. baccata - táo dại Siberi, sơn kinh tử
* M. bracteata
* M. brevipes
* M. coronaria - táo dại quả ngọt
* M. domestica - táo tây
* M. florentina
* M. floribunda - táo dại Nhật Bản
* M. formosana
* M. fusca - táo dại Oregon
* M. glabrata
* M. glaucescens
* M. halliana - hải đường tơ rủ
* M. honanensis - hải đường Hà Nam
* M. hupehensis - hải đường Hồ Bắc
* M. ioensis - táo dại đồng cỏ
* M. kansuensis - hải đường Lũng Đông
* M. lancifolia
* M. prattii - hải đường Tây Thục
* M. prunifolia - thu
* M. pumila - tần bà, mắt phượng
* M. rockii - sơn kinh tử Lệ Giang
* M. sargentii
* M. sieboldii- hải đường ba lá
* M. sieversii - táo dại Tân Cương
* M. sikkimensis - hải đường Xích Kim
* M. spectabilis - hải đường
* M. sublobata
* M. sylvestris - táo dại châu Âu
* M. toringoides- hải đường lá rung
* M. transitoria - hải đường lá hoa
* M. trilobata
* M. tschonoskii
* M. yunnanensis - hải đường Vân Nam
Giá trị kinh tế - Thương mại
Đối với Malus domestica, xem bài Táo tây. Quả của các loài khác không có giá trị thương mại lớn, chủ yếu là do chúng có vị quá chua hay ruột giống như gỗ (ở một số loài), và do vậy ít được dùng để ăn. Tuy nhiên, nếu quả táo tây dại được ép, sau đó được lọc cẩn thận, trộn nước thu được với một lượng đường tương đương và sau đó nấu lên thì nước quả này có thể làm thành một loại thạch táo tây có màu đỏ ruby khá ngon. Một lượng nhỏ táo tây dại trong rượu táo làm cho loại đồ uống này có hương vị hấp dẫn hơn.
Các loại hải đường, táo tây dại được trồng nhiều làm cây cảnh, chủ yếu là do có hoa hay quả đẹp, với nhiều giống được chọn lọc vì khả năng chống chịu sâu bệnh hay vì các phẩm chất nêu trên.
Một giỏ táo tây vỏ đỏ.
Một số loài táo dại được dùng làm các thân gốc cho các giống táo tây được con người trồng để bổ sung thêm các đặc trưng có ích. Ví dụ, thân gốc của cây táo dại Siberi thường được dùng để tăng khả năng chịu lạnh cho các giống táo tây trồng tại các khu vực lạnh giá phương bắc.
Chúng cũng được dùng trong vai trò của cây thụ phấn nhân tạo cho táo tây. Rất nhiều chủng loại táo tây dại được chọn sao cho chúng nở hoa cùng thời gian với táo tây trồng trong khu vườn, và các cây táo dại được trồng cứ sau mỗi 5-6 cây táo tây, hoặc các cành táo dại được ghép trên một số cây táo tây. Trong các trường hợp khẩn cấp thì các chậu táo dại đang ra hoa cũng được đặt gần các tổ ong trong vai trò của cây thụ phấn nhân tạo cho táo tây.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Hải đường/ Cây Táo tây
Nguồn: Tác giả Đức Nhiệm (VNHS) congtycayxanh.com
Một chậu hải đường cao từ 1,5cm đến 2m, tán cây có đường kính 0,7 đến 1m vào ngày Tết có giá trị từ 1,5 đến 2 triệu đồng.Cây hải đường thuộc loại chè (Theaceae), có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam từ lâu đời, được trồng làm hoa cây cảnh. Hải đường là một cây thân gỗ sống lâu năm, hoa quý ngang với trà và đỗ quyên. Vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, Hải đường thường ra hoa rộ từ đầu tháng chạp đến hết tháng Giêng Âm lịch. Qua quá trình ươm trồng, chăm sóc cây hải đường, chúng tôi mạnh dạn trao đổi một vài kinh nghiệm cùng các bạn đam mê cây hoa quý hiếm này.
1. Thu lượm quả là ủ hạt kích thích mọc mầm
Quả hải đường thường thu từ tháng 9 tháng 10 âm lịch. Thu hái quả già hạt mẩy (mỗi quả từ 2 đến 4 hạt). Sau khi tách lấy hạt, ta nên phơi vài nắng nhẹ để kích thích hạt dễ mọc mầm.
Dùng cát đen (hay còn gọi là cát xây) thật sạch, cứ 3 phần cát, trộn với 1 phần hạt hải đường. Trộn đều cát và hạt hải đường cho vào chậu (đáy chậu phải có lỗ thoát nước). Dàn đều, dày từ 10 đến 15cm. Để chậu vào nơi mát mẻ, tránh mưa nắng và sương muối. Hàng ngày dùng bơm tưới ẩm. Sau một tháng thì hạt bắt đầu mọc mầm. Hạt nảy mầm đến đâu, ta nhặt những hạt đó đem ươm tiếp.
2. Cho hạt vào bầu đất hoặc túi P.E để ươm
Làm bầu đất: Dùng bùn phù sa trộn với rơm sạch. Cứ 60% bùn phù sa trộn với 40% rơm. Trộn thật dẻo, dùng hỗn hợp này, khoanh lại bằng nắm tay. Ở giữa làm trũng một lỗ bằng quả trứng sau đó chọc lỗ cho hạt đã mọc mầm để bầu đất xếp xít nhau. Bên trên có lưới đen che mưa nắng và sương muối.
Làm bầu bằng túi P.E: Dùng tui P.E có đường kính từ 7 – 10cm dài 15cm cắt góc đáy túi cho thoát nước. Dùng phân ủ, trấu mục và đất bột tỷ lệ 50:50 phủ một lớp đất mỏng, cũng xếp những bầu này vào góc sân hay góc vườn để ươm. Bên trên có lưới đen che mưa nắng, cứ 1 tháng 2 lần dùng nước ốc ngâm hoặc nước bể phốt hố xí tự hoại pha loãng hoà với 3 – 4 phần nước lã, tưới đủ ẩm.
Sau 3 đến 6 tháng, cây cao từ 15 đến 20cm ta tiếp tục ra hàng hay còn gọi là ra ngôi
Đất trồng là đất phải được phơi khô nỏ, sào sới nhiều lần. Tốt nhất là đất ở ruộng lúa là lý tưởng nhất. Làm đất tơi nhỏ, lên luống theo hướng Nam Bắc, rộng 1m20. Khi ra ngôi, nếu cây trong bầu bằng túi P.E thì khi trồng phải xé, bỏ túi. Nếu bầu bằng đất rơm trộn bùn thì cứ nguyên bầu để trồng. Lúc đầu khoảng cách 30 × 30. Một luống trồng 3 hàng. Đất trồng nên dùng phân NPK 16 – 16 – 5 hoặc 10 – 10 – 3, mỗi mét vuông từ 300gr đến 0,5kg. Trộn thật đều trước khi trồng. Hải đường ưa ánh sáng tán xạ nên phải có mái che. Từ lúc trồng đến khi cây cao 0,8m đến 1m, cứ một tháng cho bón phân một lần. Dùng nước ốc ngâm hay nước bể phốt, pha loãng với 3 đến 4 phần nước lã tưới đều. 18 tháng sau thì có hoa, và sau 2 năm, Hải đường sẽ đem bán được. Cây to phải sau 3 – 4 năm mới có nhiều hoa đẹp.
Hải đường thường có rệp làm phồng lá, từ tháng 4 đến tháng 7 hay có loài sau này. Dùng thuốc trừ sâu regan phun kép 2 lần (lần sau cách lần trước từ 4 đến 5 ngày) để diệt sâu.
Trên đây là một số kinh nghiệm và công việc đã làm. Xin cung cấp để các bạn tham khảo.
Sâu bệnh trên cây Hải đường
Bệnh tuyến trùng trên cây hải đường
Nguồn: www.baodantoc.vn
Triệu chứng nhổ cây lên ta thấy trên rễ có rất nhiều u nhỏ hoặc rời rạc , kích thước khác nhau 1-10mm .Lúc đầu nhẵn về sau thô sần mà ta có thể nhầm là nốt sần .Giải phẫu u ra , ta thấy có nhiều hạt nhỏ hình quả lê màu tr , đó là tuyến trùng cái .Do tuyến trùng hút dinh dưỡng của cây nên ảnh hưởng đến sinh trưởng và làm cây bị chết khô
Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học
Bệnh tuyến trùng hại rễ cây hải đường tên là (Meloidogyne incognita Chitwood.) thuộic lớp tuyến trùng , bộ dao đệm .Tuyến trùng đực và cái khác nhau .Con cái hình quả lê , kích thước 0,4-1,3mm ; thân rộng 0,3-0,8mm; âm hộ và lỗ hậu môn đối xứng với cổ , trứng hình bầu dục màu vàng sẫm
>Con đực hình sợi đầu nhọn kích thước 1,2-1,9x0,03-0,06mm .Tuyến trùng qua đông trong rễ cây và đất bằng trứng hoặc sâu non trong trứng hoặc tuyến trùng đực .Khi nhiệt độ C là thời kì sinh sôi nảy nở của tuyến trùng , hình thành rất nhiều u bứu rễ .
Biện pháp phòng trừ :
-Khi giâm hom chọn đất không có tuyến trùng
-Đất cần được phơi ải để diệt tuyến trùng
-Dùng thuốc khử trùng đất .Phương pháp như sau : đào huyệt hoặc rãnh đất chậu , mỗi chậu nhỏ 5-10 giọt dung dịch DD (ViddemD) sau đó lấp đất lại để xông hơi sau nửa tháng đem trồng , hoặc dùng Nemagon 0,1% mỗi chậu dùng 10-15ml.
0 comments:
Post a Comment