Một lão bà nọ qua đời, các thiên thần mang đến toà phán xét. Đấng phán xét không tìm thấy bất cứ một hành động bác ái nào, ngoại trừ có một lần bà đã cho người ăn mày một củ cà rốt.
Tuy nhiên, Đấng tối cao đầy lòng nhân từ xem hành động ấy có đủ sức để mang người này lên thiên đàng. Dĩ nhiên, củ cà rốt sẽ là sợi xích để người đàn bà bám vào và leo lên các bậc trong chiếc thang dẫn về Thiên đàng.
Người ăn mày cũng chết vào khoảng thời gian ấy. Anh cũng được diễm phúc bám vào gấu áo của người đàn bà để được đưa lên thiên đàng. Một người khác cũng qua đời vào ngày hôm đó. Người này cũng níu lấy chân của người hành khất. Không mấy chốc, chiếc thang bắt đầu từ củ cà rốt mỗi lúc một dài ra đến gần như vô tận: mọi người đều níu kéo nhau để lên thiên đàng.
Từ trên đỉnh thang nhìn xuống, người đàn bà bỗng khó chịu. Bà sợ mỗi lúc một dài, nó sẽ căng ra rồi đứt chăng. Trong cơn bực tức, bà cố gắng dành riêng cho mình củ cà rốt và la lên: “Các ngươi giang ra, đây là củ cà rối của tôi...”.
Người đàn bà cố gắng giữ củ cà rốt cho riêng mình cho nên sợi gây tạo nên chiếc thang bắc lên trời bị đứt. Bà rơi nhào xuống đất và cả đoàn người bám víu vào sợi dây ấy cũng rơi theo.
Một tác giả nào đó đã nói như sau: “Nguyên nhân của tất cả mọi sự dữ trên trần gian đều bắt đầu từ câu nói: điều này thuộc về tôi, điều kia thuộc về tôi”.
Khi con người muốn chiếm giữ cho riêng mình là lúc con người cũng muốn chối bỏ và loại trừ người khác. Nhưng càng muốn chiếm giữ cho riêng mình, con người không những chối bỏ người khác mà cũng đánh mất chính bản thân mình.
Tình liên đới là điều thiết yếu cho sự trưởng thành bản thân. Càng ra khỏi chính mình để sống cho người khác, chúng ta càng gặp lại bản thân, chúng ta càng lớn lên trong tình người. Đó là nghịch lý mà Chúa Giêsu đã nói với chúng ta: “Ai mất mạng sống mình, người đó sẽ tìm gặp lại bản thân”.
Hạnh phúc của bản thân chính là làm sao cho người khác được hạnh phúc.
Quả đúng như vậy. Quan niệm của nhiều người là muốn giàu có thì phải thu gom cho thật nhiều. Đang khi giàu có chính là biết cho đi và làm cho người khác giàu có.
Người ích kỷ trong cuộc sống đời thường thì họ cũng sẽ ích kỷ trong cả sinh hoạt đạo đức.
Người có tính ghen tị trong đời thường, thì họ cũng sẽ ghen tị trong các sinh hoạt đạo đức.
Người có tính bon chen thua thiệt, dù xa lạ hay quen biết, thân thuộc hay máu huyết, xã hội hay tôn giáo, họ cũng sẽ biểu lộ tính hơn thua này ra cho mọi người biết.
Người ích kỷ thì luôn nghĩ và thu gom cho bản thân. Rồi bám dựa vào bản thân để đối chiếu, so sánh hơn thua với người khác, nhiều khi còn đem mình ra làm chuẩn để nói người khác đúng sai, hoặc để cho người khác noi theo.
Người có tính ích kỷ thường hay so đo tính toán hơn thiệt khi cộng tác làm việc, dù đời hay đạo, dù bổn phận hay bác ái, tự nguyện hay trách nhiệm.
Và người ích kỷ rất dễ biểu dương bản thân, để cao chính mình bằng cách giới thiệu cái này cái kia, điều này điều nọ là của tôi, do tôi…Rồi người ích kỷ cũng rất dễ nổi nóng, cáu gắt khi không được như ý.
Sự tù túng của cuộc đời chính là đóng khung mình lại và hài lòng với sự không ngoan bé nhỏ tích lũy được, mà không mở lòng ra để đón nhận mọi sự mới mẻ, tốt lành của thế giới, vũ trụ, thiên nhiên, con mà Chúa ban cho ta từng ngày trong đời ta.
Cuộc đời còn biết bao nhiêu tương quan cần ta liên hệ, xây dựng, duy trì và bảo dưỡng.
0 comments:
Post a Comment