Hai người tranh luận: Một nhà khoa học Pháp đi ngang qua sa mạc và ông đem theo một vài người Ả-rập làm hướng dẫn viên. Hòang hôn buông xuống, những người Ả-rập trải thảm ngồi cầu nguyện. Nhà khoa học hỏi:
- Các anh làm gì thế ?
- Chúng tôi cầu nguyện.
- Với ai ?
- Với Đức Allah.
Nhà khoa học tỏ vẻ khó chịu, gay gắt hỏi như muôn khai phá văn minh:
- Đã bao giờ các anh thấy, chạm đến hay sờ được Ngài chưa?
Những người Ả-rập chân thực thưa:
- Chưa.
- Nhà khoa học thừa thế, nặng lời hơn:
- Các anh thật ngớ ngẩn.
Sáng hôm sau, khi nhà khoa học lẻn ra khỏi lều, ông nhìn quanh và nói:
-Tối hôm qua có một con lạc đà đến đây.
- Những người Ả- Rập liếc nhìn ông và dùng “gậy ông đập lưng ông”:
- Ông có thấy, chạm đến hoặc sờ được nó không?
Nhà khoa học không kịp đối phó, buộc trả lời:
- Chưa.
- Những người Ả-Rập đập lại nhà klhoa học:
- Ông thật là nhà khoa học ngớ ngẩn.
- Nhà khoa học chống đỡ:
- Nhưng các anh có thấy dấu chân nó chung quanh lều không?
- Mặt trời lên với tất cả vẻ huy hoàng của nó kìa!
Những người Ả Rập thẳng tay chỉ và trách:
- Ông thấy dấu chân của Chúa ở đó chưa?
Xã hội ngày nay dường như người ta đánh mất, hoặc không nhìn ra, hay cố tình phủ nhận những dấu chỉ hướng con người tới sự thiện đích thực. Có số người bất chấp luật lệ dấu đường chỉ dẫn giao thông, đã gây ra biết bao tai nạn thảm khốc cho bản than, gia đình và xã hội, diễn ra hằng ngầy trên cả nước.
Điển hình qua tục lệ trò chơi quà tặng quả trứng cho nhau trong dịp lễ Phục Sinh của nhóm học sinh:
Cô giáo trao cho mỗi em học sinh một quả trứng lớn bằng nhựa và giải thích: Cô muốn các em mang quả trứng này về nhà. Các em hãy cho vào bên trong quả trứng ấy một vật gì đó chứng tỏ rằng có sự sống mới đang được khai sinh. Ngày mai các em nộp cho cô quả trứng ấy.
Trái với những lần khác, lần này trong khi cô giải thích, cậu bé khuyết tật mười hai tuổi lắng nghe rất chăm chỉ. Em không còn gây tiếng động ồn ào như mọi khi nữa, liệu em có hiểu được những gì cô vừa giảng giải về cái chết và sự Phục sinh của Chúa Giêsu không? Em có hiểu được em sẽ phải làm gì không?
Ngày hôm sau, mười tám em học sinh lớp hai của cô trở lại trường. Cười nói rôm rả, mỗi em hãnh diện mang quả trứng đến đặt vào trong các giỏ để trên bàn của cô giáo. Cô mở từng quả trứng của các em. Trong quả trứng đầu tiên, cô thấy có một cành hoa. Hoa là biểu hiệu của sự sống mới. Quả trứng thứ hai, cô thấy có một con bướm nhựa giống như thật. Con sâu biến đổi và trở thành một con bướm sặc sỡ. Con bướm tượng trưng cho sự sống mới. Trong quả trứng thứ ba có một viên đá phủ đầy rong rêu.Rong rêu cũng là biểu hiệu cho sự sống mới. Đến quả trứng thứ tư, cô bỗng nhíu mày dừng lại, quả trứng trống rỗng. Cô tức khắc nghĩ đến cậu bé khuyết tật mười hai tuổi. Cô bỏ quả trứng qua một bên và tiếp tục mở những quả trứng khác. Thình lình, ở cuối lớp, câu bé khuyết tật bỗng lên tiếng:
-Thưa cô, sao cô không nói về quả trứng của em.
Với vẻ tức giận, cô gắt gỏng:
- Nhưng quả trứng của em trống rỗng.
Cậu bé nhìn thẳng vào mắt của cô giao, rồi lễ phép thưa:
- Phải thưa cô. Nhưng ngôi mộ của Chúa Giêsu cũng trống rỗng.
Thời gian như ngừng trôi, làm chủ được cảm xúc, cô giáo liền hỏi em:
- Em có biết tại sao ngôi mộ trống không?
Em lanh lẹ đáp xác tín:
- Thưa cô, em biết ạ! Chúa Giêsu đã chết và được mai táng trong mồ rồi Chúa Cha cho Ngài sống lại.
Chuông báo hiệu giờ ra chơi. Trong khi các em tủa ra sân chơi, cô giáo ngồi lại trong lớp và khóc, một nỗi cảm thông sâu sắc dâng trào trong tâm hồn cô.
Ba tháng sau, cậu bé khuyết tật qua đời. Tất cả những ai đến viếng xác đều ngạc nhiên khi thấy có mười chín quả trứng được đặt trên quan tài của em. Tất cả mười chín quả trứng đều trống rỗng.
0 comments:
Post a Comment