Nhiều năm về trước, một ủy viên chấp hành khá cao tuổi của một công ty dầu lửa đã đưa ra một quyết định sai lầm làm công ty thiệt hại hơn hai triệu đôla.
John D. Rockefeller lúc đó là người đứng đầu công ty này. Vào cái ngày đen tối mà tin tức khủng khiếp trên được lan truyền ra, hầu hết các nhân viên và ủy viên khác của công ty đều lo lắng và muốn tránh mặt Rockefeller, không ai muốn bị liên lụy gì.
Chỉ trừ có một người, đó chính là ủy viên đưa ra quyết định sai lầm kia. Ông ta là Edward T. Bedford. Rockefeller ngay hôm ấy hẹn gặp Bedford và Bedford rất đúng giờ. Ông ta đã sẵn sàng nghe một "bài diễn thuyết" nghiệt ngã từ Rockefeller.
Khi Bedford bước vào phòng Rockefeller, ông vua dầu lửa đang ngồi cạnh bàn, bận rộn viết bằng bút chì lên một tờ giấy. Bedford đứng yên lặng, không muốn phá ngang. Sau vài phút, Rockefeller ngẩng lên.
- A, anh đấy hả, Bedford?- Rockefeller nói rất bình tĩnh - Tôi nghĩ là anh đã nghe tin những tổn thất của công ty chúng ta rồi chứ?
Bedford đáp rằng ông đã biết rồi.
- Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về điều này - Rockefeller nói - Và trước khi tôi nói chuyện với anh, tôi đã ghi ra đây vài dòng.
Sau này, Bedford kể lại cuộc nói chuyện của ông với Rockefeller như sau: Tôi thấy rõ dòng đầu tiên của tờ giấy mà ông chủ đã "viết vài dòng" là: "Những ưu điểm của Bedford". Sau đó là một loạt những đức tính của tôi, kèm theo là miêu tả vắn tắt rằng tôi đã giúp công ty đưa ra quyết định đúng đắn được ba lần và giúp công ty kiếm được gấp nhiều lần số tiền tổn thất lần này.
Khi nào định nổi cáu với ai, có lẻ nên ngồi xuống viết liệt kê những ưu điểm của người đó, dài hết sức có thể. Khi viết xong bản đó rồi hãy bắt đầu... cáu nếu còn có thể cáu.Và có thể lắm chứ, khi chẳng có ưu bao nhiêu mà toàn khuyết.Nhưng tại sao không chấm dứt mà lại nổi cáu ?
Tiểu sử John Davison Rockefeller, cha
John Davison Rockefeller, cha. (1839 – 1937) là một nhà công nghiệp người Mỹ, người đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dầu mỏ thời sơ khai, người sáng lập công ty Standard Oil và đồng thời cũng là một nhân vật gây tranh cãi trong lịch sử nước Mỹ.
Trong suốt thời gian 40 năm, Rockefeller đã xây dựng Standard Oil thành công ty lớn nhất và có lợi nhuận cao nhất trên thế giới.việc buôn bán dầu mỏ của Rocherfeller bắt đầu từ thời kì nội chiến Mỹ (1861-1865), trong một vài năm sau đó công ty của ông chỉ thuộc hạng trung bình. Một sự thay đổi lớn đã diễn ra khi ông nhận được một khoản cho vay lớn đến từ ngân hàng đô thị quốc gia Cleveand, chỉ trong một thời gian ngắn Rockerfeller đã cho tất cả thấy tài năng trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Tuy nhiên tham vọng của Rockerfeller đã vượt xa những gì người ta có thể tưởng tượng. Tất cả nhưỡng người tham gia vào ngành công nghiệp luyện dầu đều nhìn thấy cơ hội và triển vọng tốt với mức lợi nhuận ngắn hạn cao, nhưng không có mấy người như Rockerfeller nhìn thấy một sự thật hiển nhiên: đó là cạnh tranh trong lĩnh vực này diễn ra kịch liệt mà không thể kiểm soát được, vì thế sớm hay muộn, các doanh nghiệp tham gia vào cuộc chiến này sẽ rơi vào cảnh cạnh tranh quyết liệt, để tồn tại và phát triển, chỉ có duy nhất một cách: tiêu diệt đối thủ cạnh tranh bằng mọi giá, không từ bất cứ thủ đoạn nào. Sự nghiệp kinh doanh của ông đã gây nhiều tranh cãi. Ông bị các nhà báo chuyên chống tham nhũng tấn công; công ty của ông bị tòa án liên bang Mỹ buộc tội độc quyền và bị chia nhỏ vào năm 1911.
Ông dành 40 năm cuối đời tập trung vào các hoạt động từ thiện, liên quan chủ yếu đến giáo dục và sức khỏe cộng đồng. Ông đã dùng gần hết tài sản của mình cho các hoạt động này.
Lịch sử nước Mỹ từng có một nhà công nghiệp vừa được kính nể và khâm phục bởi tài làm giàu nhanh chóng, nhưng cũng vừa bị khiếp sợ bởi những tham vọng khôn cùng. Đó chính là John Davidson Rockefeller, được mệnh danh là người giàu nhất trong những người giàu nhất.
Từ một người làm thuê đào khoai tây dưới ánh nắng chói chang, mỗi giờ 04 xu về sau Rockerfeller trở thành người có tài sản lên tới 1-3 tỷ USD. Ông đã từng có thời là người giàu nhất thế giới. Nước Mỹ bấy giờ người có gia sản vài triệu USD mới chỉ có 4 đến 5 người.
0 comments:
Post a Comment